Thanh thực đơn

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Trường hợp thảo luận 5

1. Thông tin:
Bệnh nhân nam, 62 tuổi, đau bụng vùng 1/4 trên phải, được chỉ định chụp X quang bụng
thường qui.



2. Hướng chẩn đoán của bạn: 
A. Đảo lộn phủ tạng
B. Khí tự do ổ bụng
C. Phình động mạch lách
D. Viêm túi mật sinh hơi
E. Xoắn ruột
 

 
3. Đáp án: D. Viêm túi mật sinh hơi.
Hình X quang bụng thẳng (chiều thế bệnh nhân nằm ngửa) cho thấy khí trong thành túi mật (mũi tên xanh). Ngoài ra, còn có một vùng thấu quang trong lòng túi mật gợi ý khí bên trong lòng. Không thấy mực khí- dịch vì phim chụp thế nằm ngửa. Có một vùng tụ khí (mũi tên đỏ) ở phía trên túi mật chỉ điểm cho một áp-xe quanh túi mật. Đoạn cuối ống sonde dạ dày (mũi tên vàng) trong dạ dày.

4. Thảo luận:
* Đặc điểm chung:
- Túi mật nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn sinh hơi:
      + Khoảng 1/3 do Clostridium perfringens
      + Cũng có thể do E. coli và Klebsiella
- Hiếm gặp – chỉ chiếm 1% trong tổng số các trường hợp viêm túi mật cấp.
- Thường gặp hơn ở nam so với nữ.
- Đa số gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (> 60 tuổi) kèm theo bệnh tiểu đường.
- Tổn thương động mạch túi mật có thể đóng vai trò là nguyên nhân gây viêm túi mật sinh hơi. Sỏi có thể đi kèm theo bệnh nhưng không được xem là nguyên nhân gây bệnh.
- Khí (hơi) có thể xuất hiện ở thành và/hoặc lòng túi mật:
     + Khí có thể lan ra mô xung quanh túi mật.
     + Hiếm khi khí thoát vào ống mật do ống túi mật thường bị bít trong viêm túi mật.
* Đặc điểm lâm sàng:
- Khi túi mật viêm, bệnh nhân sẽ đau bụng vùng ¼ trên phải và tăng nhạy cảm đau vùng đó.
- Tăng bạch cầu trong máu.
- Vàng da hiếm gặp.
*Đặc điểm hình ảnh học:
- X quang thường qui:
      + Có thể thấy khí trong thành hoặc lòng túi mật.
      + Mực dịch – khí trong túi mật chỉ thấy khi phim bụng chụp thế đứng, không thấy khi chụp bụng bệnh nhân nằm ngửa.
      + Khí có thể lan ra mô xung quanh túi mật.
      + Những dấu hiệu này, nếu xuất hiện trên phim X quang thường qui, thường dự báo bệnh ở giai đoạn muộn.
- Siêu âm:
      + Bóng lưng không rõ ràng (Bóng lưng dơ) phát ra từ thành hoặc lòng túi mật.
      + Ảnh giả đuôi sao chổi do khí trong lòng túi mật tạo nên.
- Cắt lớp vi tính:
      + Chẩn đoán dựa vào khí trong thành túi mật.
      + Đa số những dấu hiệu thường gặp của viêm túi mật không sinh hơi là thành túi mật dày > 3mm, và:
      + Sỏi mật.
      + Tăng đậm độ dịch mật (> 20 đơn vị Houndfield)
      + Thành túi mật không rõ.
      + Dịch quanh túi mật tạo quầng phù, giống như dấu đường viền (halo).
* Điều trị:
- Chăm sóc tích cực.
- Dẫn lưu túi mật qua da trước khi phẫu thuật có thể cải thiện khả năng sống còn.
- Cắt bỏ túi mật cấp cứu.
* Biến chứng:
Khả năng những bệnh nhân viêm túi mật sinh hơi bị thủng túi mật cao gấp năm lần so với viêm túi mật cấp không biến chứng.
* Thủng túi mật:
- Tần suất đang giảm vì viêm túi mật cấp ngày càng được chẩn đoán sớm.
- Chẩn đoán:
      + Trước thủng: phim X quang thường qui cho thấy nhiều sỏi gom thành nhóm trong lòng túi mật. Sau thủng: trên phim X quang sỏi nằm rải rác vùng ¼ trên bụng phải.
      + Dịch tụ quanh túi mật thấy trên hình cắt lớp vi tính hoặc siêu âm (không đặc hiệu).
      + Chụp nhấp nháy đồ có thể cho thấy chất đánh dấu đồng vị phóng xạ ở bên ngoài túi mật, khoang Morrison hay mạn sườn.
- Điều trị:
      + Dẫn lưu túi mật và dịch quanh túi mật qua da trước khi phẫu thuật.
      + Phẫu thuật cấp cứu. 


5. Nguồn: http://goo.gl/zjM8wg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét